Chú thích Lê_Quý_Đôn

  1. Sau khi đỗ Giải nguyên năm 1743, vì không muốn trùng tên với Nguyễn Danh Phương 1690 - 1751), một thủ lĩnh nông dân đang nổi lên chống triều đình, nên ông đã đổi tên là Lê Quý Đôn (theo GS. Thanh Lãng, tr. 542; và nhà nghiên cứu Bùi Hạnh Cẩn, tr. 47).
  2. Theo GS. Văn Tân, "Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn", tr. 306.
  3. Theo Bùi Hạnh Cẩn (tr. 6-7), thì Lê Trọng Thứ sinh năm 1694, và có hiệu là Trúc Am. Tổ tiên vốn là họ Lý ở huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc. Vì tránh nạn nên dời về ở xã Vị Dương (nay là Thái Thụy, Thái Bình). Về sau, lại đến ngụ cư ở xã Diên Hà, huyện Hưng Hà, cùng tỉnh.
  4. Theo sử thần Phan Huy Chú, mục: "Nhân vật chí", tr. 390.
  5. Theo Bùi Hạnh Cẩn, tr. 50 và 234.
  6. Theo GS. Dương Quảng Hàm (tr. 307). "Tiểu sử Lê Quý Đôn" (tr. 304) ghi ông bắt đầu làm quan vào năm Giáp Tuất (1754).
  7. 1 2 Theo GS. Trần Văn Giáp, tr. 1247.
  8. 1 2 Theo "Tiểu sử Lê Quý Đôn", tr. 304.
  9. Theo Văn Tân (tr. 313) và Bùi Hạnh Cẩn (tr. 129).
  10. Theo Phan Huy Chú, mục: "Nhân vật chí", tr. 391.
  11. Theo Dương Quảng Hàm, tr. 307.
  12. Nguyễn Minh Tuân, "Thêm bốn bài thơ xướng hoạ giữa Lê Quý Đôn với sứ thần Triều Tiên," Tạp chí Hán Nôm, số 4/1999. Bản dịch lấy từ Tống Triều Tiên quốc sứ kỳ 1.
  13. 1 2 3 4 Khâm Định Việt Sử Thông giám cương mục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Nhà xuất bản Giáo dục- Hà Nội, 1998, quyển XLII
  14. Theo Bùi Hạnh Cẩn (tr. 140), trong khoảng 10 năm (1763-1772), Lê Quý Đôn nhiều lần được cử coi thi Hội.
  15. Theo Văn Tân (tr. 310) và Trần Văn Giáp (tr. 1247).
  16. Phan Huy Chú (mục: "Nhân vật chí", tr. 390). Bùi Hạnh Cẩn cho biết: năm 1760, cha vợ ông Đôn là Lê Hữu Kiều mất. Năm sau (1761), vợ ông Đôn là Lê Thị Trang (sinh năm 1733) cũng mất vì bệnh lao khi chưa đầy 30 tuổi, và đã có sáu con (tr. 139). Cũng theo ông Cẩn, ông Đôn từ quan là vì thấy nhà chúa mỗi ngày thêm sa đà vào các việc vui chơi, muốn bổ ông đi trấn cõi ngoài, để không còn phải nghe những lời can ngăn của ông, chứ không hẳn là vì nỗi buồn riêng về vợ con (tr. 155).
  17. Theo Tiểu sử Lê Quý Đôn, (tr. 305) và GS. Nguyễn Lộc (tr. 831).
  18. Theo Phan Huy Chú (mục: "Nhân vật chí", tr. 391).
  19. 1 2 Chép theo Phan Huy Chú, mục "Nhân vật chí", tr. 391.
  20. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính Biên, quyển thứ 44, tờ 27 và tờ 28) chép: "Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi [thi Hội] này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ, Đinh [Thì] Trung phải tội lưu đi Yên Quảng, Quý Kiệt phải trở về làm dân. Đinh [Thì] Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông".
  21. Theo Văn Tân (tr. 307). Phan Huy Chú (mục "Nhân vật", tr. 391) ghi chức vụ của ông hơi khác, đó là: "Tham tri đạo Thuận-Quảng, kiêm chức Hiệp trấn phủ".
  22. GS. Trịnh Vân Thanh, tr. 667.
  23. Chép theo Phan Huy Chú (mục: "Nhân vật chí", tr. 391). "Tiểu sử Lê Quý Đôn" (tr. 305) chép khác: "Cuối năm 1776, ông được triệu về làm Hành bộ phiên Cơ mật sự vụ kiêm Chưởng tài phú".
  24. Theo Phan Huy Chú (mục "Nhân vật chí", tr. 391). Bùi Hạnh Cẩn (tr. 209) ghi là "Hữu hiệu điểm".
  25. Năm 1773, khi được cử làm Đồn điền sứ ở Trường Yên, Nguyễn Khản đã không chịu làm theo kế hoạch khai khẩn ruộng hoang của Lê Quý Đôn, nên hai người đã bực nhau từ lúc đó (theo Bùi Hạnh Cẩn, tr. 216).
  26. Theo "Tiểu sử Lê Quý Đôn" (tr. 305).
  27. Theo sách "Nhân vật chí" (hiện có ở Thư viện Hán Nôm, ký hiệu: A. 573, tờ 126), Trần Văn Giáp (tr. 1246), Nguyễn Lộc (tr. 831), "Tiểu sử Lê Quý Đôn" (tr. 305), Bùi Hạnh Cẩn (tr. 236). Phan Huy Chú (mục: "Nhân vật chí", tr. 391) chép hơi khác: "Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán lên nối nghiệp. Vì nịnh thần gièm pha nên Lê Quý Đôn bị giáng. Mùa đông năm Quý Mão (1783), ông đi làm Hiệp trấn Nghệ An. Rồi ông mất, thọ 58 tuổi". Phan Huy Ôn trong Đăng khoa bị khảo cũng chép ông mất năm 1783. Tuy nhiên, thông tin ông mất năm 1784 tại quê mẹ được coi là "có căn cứ hơn" (Nguyễn Lộc, tr. 831).
  28. Theo Văn Tân (tr. 308) và Bùi Hạnh Cẩn (tr. 231).
  29. Theo Phan Huy Chú (mục "Nhân vật chí", tr. 391).
  30. Phần tác phẩm của Lê Quý Đôn, chủ yếu căn cứ theo Dương Quảng Hàm (tr. 307-311), có tham khảo thêm: Phan Huy Chú ("Văn tịch chí"), Nguyễn Thạch Giang (Văn học thế kỷ 18), Nguyễn Lộc (Từ điển văn học, bộ mới) và Bùi Hạnh Cẩn (Lê Quý Đôn). Có sách biên khác đôi chút, hoặc chua là tồn nghi. Trong bài "Con người và sự nghiệp của Lê Quý Đôn" (viết tại Hà Nội, tháng 12 năm 1976), tác giả là GS. Văn Tân cho biết: Theo ý kiến của nhiều người, và trên cơ sở những khảo chứng nghiêm túc của văn bản học hiện nay, chúng ta chỉ mới có thể khẳng định rằng Lê Quý Đôn là tác giả của 14 tác phẩm sau đây: Đại Việt thông sử (hay Lê triều thông sử), Kiến văn tiểu lục, Lê triều công thần liệt truyện, Danh thần lục, Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục, Bắc sứ thông lục, Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Thư kinh diễn nghĩa, Quế Đường thi tập, Âm chất văn chú, Quế Đường thi vựng tuyển toàn tập, Tứ thư ước giải và Toàn Việt thi lục.
  31. Theo "Lời giới thiệu Phủ Biên tạp lục" của Viện Sử học, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3), tr. 316.
  32. Theo Nguyễn Lộc, tr. 831.
  33. Trích trong "Nhân vật chí" (tr. 391) và "Văn tịch chí" (tr. 136).
  34. Tóm lược theo bài viết "Con người và sự nghiệp của Lê Quý Đôn" của GS. Văn Tân, tr. 306-314. Ý kiến liên quan: Theo GS. Trần Văn Giáp (tr. 1248), về đời tư của Lê Quý Đôn, sử triều Nguyễn (Khâm định Việt sử thông giám cương mục) có chép những sự việc rõ ràng là có dụng ý bôi xấu, lý do vì ông Đôn là một đại thần được triều Lê, Trịnh tin dùng và từng có những lời chỉ trích gay gắt đối với chính sự của các chúa Nguyễn. Bởi vậy, khi tập hợp tư liệu liên quan đến tiểu sử của ông, chúng ta cần cố gắng tìm ra sự thật.
  35. Theo Bùi Hạnh Cẩn (tr. 5) thì Vũ Công Trấn là người làng Đôn Thư, tổng Phương Trung, trấn Sơn Nam Thượng, phủ Ứng Thiên, (nay thuộc xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn1724.
  36. "Trâu" ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, ngoài ra còn dùng để ám chỉ quê của Mạnh Tử. Còn "Lỗ" ở đây ám chỉ quê của Khổng Tử.
  37. Lược kể theo Bùi Hạnh Cẩn (tr. 13).
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Lê Quý Đôn